Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Tủ điện chiếu sáng

Giới thiệu chung về tủ điện chiếu sáng :

Trong quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá, việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích công cộng là hết sức cần thiết. Các công trình công cộng thường có vốn đầu tư rất lớn và thường là những công trình trọng điểm quốc gia như cầu cảng, đường xá, các công trình ngầm hoá lưới điện, sân bay v.v...Một trong các thiết bị vật tư không thể thiếu trong các công trình này chính là các thiết bị chiếu sáng.

Vậy để điều khiển một thiết bị chiếu sáng thì cần những gì? Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu tới các bạn công dụng và chức năng của tủ điện điều khiển chiếu sáng, một trong những thiết bị  không thể thiếu trong các công trình công cộng
Tủ điện chiếu sáng hay còn gọi là tủ điều khiển chiếu sáng, tủ outdoor có chức năng đóng ngắt, điều khiển và bảo vệ các thiết bị điện bên trong. Chính vì phải nằm ở ngoài trời, chịu tác động của không khí ẩm, mưa, hoá chất, nắng nóng,... nên tủ phải được làm hết sức chắc chắn, kín hoàn toàn, hoạt động ổn định bất kể môi trường bên ngoài khắc nghiệt như thế nào.
Tủ điện chiếu sáng thường được sử dụng tại các công trình công cộng để điều khiển các thiết bị chiếu sáng như đèn đường, đèn công viên, đèn cầu cảng...
Tủ điện thường được thiết kế theo các tiêu chuẩn của Châu Âu, cấp bảo vệ class II, sử dụng cầu chì và áp tô mát để bảo vệ sự cố ngắn mạch hoặc dòng điện quá tải...
Định mức đóng cắt của tủ điện chiếu sáng thường có các loại như : 35 A, 50 A, 63 A, 100 A



Một vài nguyên tắc cơ bản khi thiết kế tủ điện điều khiển chiếu sáng như sau :

Các tủ điện chiếu sáng ngày nay hầu hết đều được điều khiển tự động, tuy nhiên vẫn không hể thiếu chế độ điều khiển thủ công bằng tay.Ở chế độ điều khiển tự động, Rờ le thời gian được lập trình sao cho phù hợp với điều kiện địa lý ở từng Quốc Gia, ví dụ như :

Mức 1  Đèn sẽ được bật sáng 100% từ 6 giờ tối đến 10 giờ tối, để làm được việc này, người lập trình cho rơ le thời gian cấp nguồn điện cho cuộn hút của các contactor K1 và K2, ở chế độ này thì ca4 3 contactor đều có điện

Mức 2: Đèn sẽ giảm bớt công suất đi 1/3 tức khoảng 40% để tiết kiệm điện trong khoảng thời gian từ 10h tối đến 6 giờ sáng , ở chế độ này thì sẽ tắt bớt một contactor K2

Mức 3: Đèn sẽ được tắt hoàn toàn vào ban ngày , tức là toàn bộ contactor đều tắt

Ngoài ra tuỳ vào điều kiện thời tiến khí hậu của quốc gia, vùng miền, mùa mà người lập trình phải thiết lập thời gian đóng ngắt contactor sao cho phù hợp
Quá trình giảm công suất từ Mức 1 sang mức 2 hoặc mức 2 sang mức 3 sẻ được thực hiện dần dần chứ không giảm đột ngột , gây ảnh hưởng đến thiết bị điện và đặc biệt có thể gây ra tai nạn giao thông đáng tiếc,
Việc chia nhiều mức độ cấp sáng sẽ giảm tối đa chi phí điện, tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên cho quốc gia



Phân loại tủ điện :

Tủ điện chiếu sáng theo thời gian : timer :

  • Ưu điểm :

-       Giảm thiểu chi phí
-       Đơn giản hoá vận hành
  • Nhược điểm :

            -Chức năng từ xa như điều khiển và giám sát là không thể
            - Không điều khiển nhiều cụm đèn với nhiều chế độ khác nhau được

Tủ điện chiếu sáng PLC :

  • Ưu điểm :

-       Có nhiều option linh hoạt phụ thuộc vào công suất của đèn và thời gian vận hành
-       Cài đặt và vận hành hoàn toàn tự động
-       Cài đặt điều khiển phức tạp, có thể điều khiển hệ thống đèn trang trí nhiều màu sắc rực rỡ
  • Nhược điểm :

-       Khó cài đặt hơn Timer nên cần có kỹ thuật viên hướng dẫn
-       Giống như Timer là không có chế độ điều khiển từ xa

Tủ điện chiếu sáng truyền thông :
Có chức năng điều khiển từ xa thông qua qua máy tính tuy nhiên chi phí đầu tư khá cao







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét